Tư vấn lắp đặt sửa chữa: 0979 243 777
Tiếng Việt

Cách phối ghép loa và amply đơn giản

Cập nhật: 08/08/2018
Lượt xem: 12178
Cách phối ghép loa và amply từ trước tới nay luôn được chia sẻ và thực hiện bởi những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tại sao lại như vậy? Phối ghép loa và amply cần lưu ý điều gì?
Cách phối ghép loa và amply từ trước tới nay luôn được chia sẻ và thực hiện bởi những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực âm thanh. Rất ít người khi vừa mới chơi có thể phối ghép được một dàn âm thanh hoàn hảo. Tại sao lại như vậy? Phối ghép loa và amply cần lưu ý điều gì? Liệu có phải chỉ những người giàu kinh nghiệm mới phối ghép được loa và amply. Tất cả những câu hỏi này sẽ được T+A Audio chia sẻ đến bạn trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé:
 
Cách phối ghép loa với amply
Cách phối ghép loa với amply

Cách phối ghép loa và amply đơn giản

Như đã nói ở trên, phối ghép loa và amply là công việc thường được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nhưng không phải vì thế mà những người mới chơi không thể phối ghép được một dàn âm thanh. Chỉ cần chú ý những điểm dưới đây, bạn sẽ có thể thực hiện được công việc tưởng chừng như khó khăn này:

Chọn công suất của loa và amply phối ghép

Trước khi muốn phối ghép loa và amply, đầu tiên bạn cần xác định rằng công suất lý tưởng nhất khi phối ghép giữa loa và amply là công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi công suất loa như vậy âm thanh từ amply ra loa mới đảm bảo chất lượng. Nếu bạn chọn công suất amply thấp hơn công suất loa thì âm thanh ra sẽ bị méo, rè tiếng thậm chí làm loa bị cháy.
Bạn có thể hiểu như thế này, khi công suất amply nhỏ hơn công suất loa, tín hiệu điện từ amply truyền đến loa cũng sẽ nhỏ hơn mức cơ bản mà loa có thể tiếp nhận, từ đó âm thanh phát ra loa cũng sẽ không đều gây hiện tượng màng loa bị co dãn bất bình thường, lâu ngày có thể gây hỏng, cháy loa.

Chọn trở kháng của loa và amply

Loa và amply được phối ghép với nhau dựa theo công thức dưới đây:
 
P=U²/R

Trong đó:
  • P: Công suất
  • U: Hiệu điện thế
  • R: Điện trở
Chiếu theo công thức này ta có, khi U đi qua amply và loa, nếu R1 (Điện trở của loa) nhỏ hơn R2 (Điện trở của amply) thì P1 (Công suất của loa) sẽ lớn hơn P2 (Công suất của amply), nếu độ chênh này quá cao (Vượt qua ngưỡng của một trong 2 thiết bị) sẽ dẫn đến hiện tượng chập, cháy và hỏng thiết bị.
Vì thế, tùy vào loại loa cũng như số lượng loa phối ghép mà bạn cần chọn một amply có công suất và trở kháng phù hợp.
Ngoài ra, tùy vào từng cách nối loa, chúng ta sẽ có công thức tính tổng trở của loa như sau:
  • Với cách nối loa song song:1/R=(1/R1)+(1/R2)+...+(1/Rn)
  • Với cách nối loa nối tiếp: R=R1+R2+...+Rn
Tùy theo sơ đồ phối ghép loa với amply của mình mà bạn có thể có công thức tính phù hợp. Nếu sơ đồ phối ghép của bạn bao gồm cả phối ghép nối tiếp và song song, thực hiện nhóm thành từng nhóm trước khi tính toán (Việc nhóm thiết bị tính trở kháng được tính theo hướng đi của dòng điện qua các thiết bị)

Cách phối ghép loa và amply

Sau khi đã chọn được cả loa và amply đáp ứng cả hai điều kiện trên, tiếp theo chúng ta sẽ đi đến bước ghép loa và amply, dưới đây là ví dụ ghép nối một dàn âm thanh đơn giản và phổ biến gồm một amply và hai loa:
Ghép amply Pioneer với hai loa
Ghép amply Pioneer với hai loa
  • Bước 1: Chuẩn bị 2 cặp dây AV loại không có dây hình
  • Bước 2: Ghép nối như hình. Chú ý nối đúng màu sắc và đúng ký hiệu được ghi trên các cổng. Một amply thông thường sẽ có 2 trạm kết nối cho phép kết nối với 4 loa 2 loa trái và 2 loa phải, nhưng nếu bạn chỉ có 2 loa thì hoàn toàn có thể chỉ ghép nối tại trạm A.

Một số chú ý trong cách phối ghép amply và loa khác

Bên cạnh việc phối ghép đúng kỹ thuật, tránh các sai lầm gây ra hiện tượng méo tiếng, cháy nổ thì để âm thanh trong phòng hát hay hơn, sống động hơn, bạn cũng cần chú ý trong việc chọn thiết bị phối ghép như sau:

Chọn công suất amply và loa theo diện tích phòng

Ngoài việc tuân theo những nguyên lý ở trên, tùy theo diện tích phòng mà bạn cũng cần chọn một bộ amply và loa có công suất phù hợp. Thông thường, với phòng có diện tích từ 15-20m2, công suất loa thường nên rơi vào khoảng 100W, tương tự với những phòng lớn hơn thì công suất cũng lớn hơn. Sau khi chọn được công suất loa, từ công thức ở trên bạn sẽ tính và chọn loại amply phù hợp.
 
Chọn loa có công suất phù hợp với phòng
Chọn loa có công suất phù hợp với phòng

Chọn thiết bị theo sở thích

Thông thường mỗi gia đình sẽ có một sở thích âm nhạc khác nhau, tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn công suất thiết bị cho phù hợp. Theo đó, nếu gia đình bạn ưa thích các dòng nhạc ballad nhẹ nhàng, sâu lắng thì amply công suất nhỏ sẽ là lựa chọn lý tưởng và ngược lại.
Trên đây là một số chia sẻ của T+A Audio về cách phối ghép loa và amply đơn giản, hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn phối ghép được một dàn âm thanh ưng ý. Chúc bạn thành công!
Ý kiến bình luận
Bình luận

Đối tác - Khách hàng

  • Accuphase
  • Tannoy
  • Denon
  • Mcintosh
  • marantz
  • Lenben
  • luxman
  • jamo
AUDIOT-A.COM
  Địa chỉ: Số nhà 101e2, ngõ 16, khu tập thể Ho Việt Xô, phố Tây Kết, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội 
  Phone: 0936 051 186
  Email: [email protected]
  Website: http://audiot-a.com/