Tư vấn lắp đặt sửa chữa: 0979 243 777
Tiếng Việt

Cách Đấu Cục Đẩy Âm Thanh Với Amply CHI TIẾT NHẤT

Cập nhật: 20/08/2018
Lượt xem: 8675
Cách đấu cục đẩy âm thanh với amply chi tiết nhất dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tối đa được các tình huống liên quan tới công suất amply như loa bị rè, amply bị nóng khi hoạt động,...
Như T+A Audio đã chia sẻ ở nhiều bài trước, việc amply có công suất hoạt động thấp sẽ dễ dẫn đến tình huống âm thanh phát ra loa bị rè, méo tiếng hoặc hú chói tai. Có khá nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng này như thay loa mới, amply mới,... nhưng phương pháp tiết kiệm nhất phải nói đến là sử dụng thêm cục đẩy âm thanh hay cục đẩy công suất. Tuy nhiên để sử dụng cục đẩy âm thanh hiệu quả, bạn cần nắm vững cách đấu cục đẩy âm thanh với amply chi tiết và chuẩn nhất.

Nối cục đẩy công suất âm thanh với amply karaoke
Nối cục đẩy công suất âm thanh với amply karaoke

 

Cách đấu cục đẩy âm thanh với amply

Cách chọn cục đẩy công suất

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về cách đấu cục đẩy công suất với amply đầu tiên chúng ta cần hiểu về cục đẩy âm thanh, vai trò của cục đẩy âm thanh cũng như khi nào thì sử dụng nó.

Cục đẩy công suất là gì?

Cục đẩy công suất hay còn gọi là cục đẩy âm thanh là thiết bị làm tăng công suất và khuếch đại tín hiệu ra loa từ amply, từ đó giúp tăng công suất của dàn âm thanh, giúp âm thanh mạnh mẽ và hay hơn. 

Vai trò của cục đẩy công suất

Với nguyên lý hoạt động của mình, cục đẩy công suất có vai trò rất quan trọng trong một dàn âm thanh. Một số vai trò cụ thể của cục đẩy công suất như:
  • Giúp làm giảm độ méo tiếng của âm thanh ra loa: sử dụng cục đẩy công suất sẽ giúp khuếch đại tín hiệu âm thanh từ amply ra loa tốt nhất, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của loa một cách tối đa, giúp âm thanh phát ra ổn định hơn giảm độ méo tiếng.
  • Duy trì công suất ổn định, tránh chập cháy làm hỏng dàn âm thanh: Rất nhiều các sản phẩm âm thanh cũ do chưa được tích hợp mạch bảo vệ nên nếu hoạt động quá công suất trong thời gian dài sẽ có thể dẫn đến hiện tượng chập cháy làm hỏng thiết bị. Cục đẩy công suất có tác dụng khuếch đại tín hiệu, giúp những thiết bị có công suất cao nhận được cường độ tín hiệu phù hợp, đồng thời giúp các thiết bị có công suất thấp không phải hoạt động quá công suất của mình từ đó duy trì sự ổn định cho dàn âm thanh, tránh cháy nổ.
Xem thêm: Sửa amply Denon tại Hà Nội

Khi nào nên sử dụng cục đẩy công suất?

Với nhiều tác dụng và vai trò ưu việt như thế, vậy cục đẩy công suất sẽ được sử dụng khi nào? Về cơ bản, bạn chỉ cần vặn to dàn âm thanh nhưng vẫn cảm thấy tiếng hơi nhỏ hoặc không đủ hấp dẫn, hay âm thanh phát ra bị méo, tiếng không rõ thì bạn nên mua cục đẩy công suất để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, các chuyên gia của T+A Audio cũng tổng hợp một số lý do bạn nên mua cục đẩy công suất như sau:
  • Phòng hát lớn và chất lượng tiêu âm tốt: Những phòng hát lớn với chất lượng tiêu âm tốt thông thường sẽ yêu cầu một dàn âm thanh với công suất lớn hơn bình thường. Việc mua sắm tất cả thiết bị với công suất cao sẽ khiến chi phí bị đội nên khá nhiều, trong tình huống này, sử dụng thêm một cục đẩy công suất là hợp lý.
  • Do độ nhạy và trở kháng, công suất của loa: Độ nhạy, trở kháng và công suất của loa cũng là một nguyên nhân cần đến cục đẩy âm thanh. Cụ thể như sau, với loa nhạy, công suất vừa phải và trở kháng cao, bạn sẽ cần một amply công suất thấp, trong tình huống này bạn có thể không cần đến cục đẩy công suất. Nhưng cục đẩy công suất sẽ được dùng trong trường hợp ngược lại, có nghĩa là trở kháng loa thấp, độ nhạy thấp nên yêu cầu công suất amply cao.
  • Sở thích nghe nhạc: Nếu bạn là người yêu thích các thể loại nhạc vàng, ballad và những dòng nhạc nhẹ nhàng, bạn có thể sẽ không cần đến cục đẩy công suất bởi một chiếc amply với công suất cỡ thường thường cũng đã đủ để đáp ứng nhu cầu. Nhưng ngược lại, nếu bạn yêu thích những bài nhạc trẻ sôi động, mạnh mẽ thì bạn sẽ cần đến một công suất lớn hơn nhiều.

Hướng dẫn chọn cục đẩy công suất phù hợp với loa

Công suất lý tưởng của một cục đẩy công suất là lớn hơn 2 lần công suất trung bình của loa. Ví dụ một loa trong dàn âm thanh nhà bạn có công suất trung bình là 100W và dàn âm thanh nhà bạn có 2 loa, như vậy bạn chỉ cần chọn công suất cục đẩy là 200W, đây sẽ là công suất lý tưởng.
Ngoài ra, nếu bạn không đủ chi phí để chọn cục đẩy với công suất cao, tối thiểu cục đẩy của bạn cũng phải có công suất lớn hơn công suất trung bình của loa. Bởi nếu công suất cục đẩy nhỏ hơn công suất loa, âm thanh phát ra sẽ bị méo, rè và không ổn định, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cháy loa. Vì thế bạn cần chú ý khi muốn chọn cho dàn âm thanh nhà mình một cục đẩy công suất phù hợp.

Hướng dẫn đấu nối cục đẩy âm thanh với amply

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu và mua cục đẩy âm thanh, điều bạn cần chú ý đến tiếp theo là cách đấu nối cục đẩy âm thanh với amply. Đấu nối cục đẩy âm thanh với amply khá đơn giản, ta thực hiện các bước như sau:
Cách đấu cục đẩy công suất với amply
Cách đấu cục đẩy công suất với amply
 
Bước 1: Chuẩn bị 2 dây tín hiệu 1 đầu canon, 1 đầu hoa sen như hình
Bước 2: Xác định vị trí của các cổng Output trên amply và cổng CH.A/CH.B Input trên cục đẩy công suất
Bước 3: Sử dụng dây tín hiệu chuẩn bị phía trên, cắm đầu hoa sen vào cổng Output trên amply, đầu canon còn lại cắm vào cổng Input của cục đẩy như hình.
Chỉ với 3 bước trên là bạn đã có thể đấu nối cục đẩy âm thanh với amply rồi đấy, thật đơn giản đúng không nào. Nhưng chưa xong đâu, sau khi nối cục đẩy âm thanh với amply rồi, điều chúng ta cần làm thiếp theo là nối từ cục đẩy âm thanh ra loa, theo dõi tiếp cách đấu nối này trong phần tiếp theo nhé.

Cách nối cục đẩy âm thanh (công suất) với loa

Có 2 cách đơn giản để nối cục đẩy âm thanh (công suất) với loa tùy theo kênh chọn như sau:
  • Cách đấu nối thường với 2 kênh dual chanel: Sử dụng dây kết nối nối từ cục đẩy công suất ra loa như hình dưới. Chú ý cách đấu nối này chỉ thích hợp khi bạn không cần nâng công suất dàn âm thanh lên quá cao.
  • Cách đấu nối Bridge mono: Cách đấu nối Bridge mono thường được sử dụng cho loa siêu trầm. Với cách nối này, ta sẽ sử dụng 2 cọc dương của trạm để kéo tải, trong đó một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thực hiện đấu nối như hình dưới đây.

Cách đấu cục đẩy âm thanh với loa - Cách Bridge mono

Trên đây là 2 cách kết nối cục đẩy công suất với loa đơn giản nhất mà T+A Audio muốn chia sẻ đến bạn. Đây cũng là bước hoàn thiện cho việc đấu nối một cục đẩy công suất với dàn âm thanh.

Một số chú ý khi lắp đặt và sử dụng cục đẩy âm thanh

Ngoài ra, trong quá trình lắp đặt và sử dụng cục đẩy công suất cho amply nói riêng và dàn âm thanh nói chung, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau:
  • Tắt nguồn và rút điện tất cả các thiết bị trước khi tiến hành kết nối
  • Thiết bị cần được nối đất đúng cách
  • Dây điện cấp nguồn cho hệ thống cần lớn, đủ tiết diện cung cấp cho toàn bộ dàn âm thanh và có đầu nối ổn định
  • Trước khi cắm điện và bật nguồn dàn âm thanh thì amply cần vặn volume về 0 để tránh hỏng loa
  • Chú ý khi đấu nối cục đẩy âm thanh với loa cần chọn đúng kênh phù hợp với cách đấu nối.
  • Tránh để dây tín hiệu quấn vòng hoặc song song với dây nguồn sẽ gây ra tình trạng bị ù, nhiễu
  • Dàn âm thanh cần được đặt xa các khu vực có từ trường để tránh bị rè.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cục đẩy âm thanh và cách đấu cục đẩy âm thanh với amply chi tiết nhất mà Sửa chữa Amply T+A Audio muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng thông tin này là có ích, chúc bạn thành công!
Ý kiến bình luận
Bình luận

Đối tác - Khách hàng

  • Accuphase
  • Tannoy
  • Denon
  • Mcintosh
  • marantz
  • Lenben
  • luxman
  • jamo
AUDIOT-A.COM
  Địa chỉ: Số nhà 101e2, ngõ 16, khu tập thể Ho Việt Xô, phố Tây Kết, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội 
  Phone: 0936 051 186
  Email: [email protected]
  Website: http://audiot-a.com/