Tư vấn lắp đặt sửa chữa: 0979 243 777
Tiếng Việt

Cách đọc thông số amply cơ bản nhất

Cập nhật: 24/07/2018
Lượt xem: 11539
Với cách đọc thông số amply cơ bản dưới đây, bạn sẽ dễ dàng chọn được cho mình một chiếc amply với các chỉ số phù hợp theo nhu cầu, đem lại hiểu quả âm thanh tốt nhất với chi phí rẻ nhất.
Amply là một thiết bị âm thanh quen thuộc mà chúng ta có thể bắt gặp ở hầu như khắp mọi nơi từ trong nhà đến cơ quan, các bữa tiệc, hội nghị,... Biết đến Ampy nhiều là thư thế, vậy có khi nào bạn nghĩ đến việc đọc thông số trên amply? Thông số amply được hiểu như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Audio T+A sẽ chia sẻ đến bạn cách đọc thông số amply cơ bản nhất, cùng theo dõi nhé:

Hướng dẫn xem thông số amply
Hướng dẫn xem thông số amply

Thông số công suất của amply

Công suất amply karaoke được tính theo đơn vị RMS, nó quyết định phần lớn tới độ lớn của âm thanh khi ra loa. Tuy nhiên, khi xem công suất của Amply, bạn cần chú ý phân biệt công suất đỉnh với công suất hoạt động của Amply, cụ thể, công suất đỉnh PMPO sẽ lớn hơn rất nhiều so với công suất hoạt động (Một số loại Amply quảng cáo công suất PMPO rất lớn nhưng trên thực tế công suất hiệu dụng lại rất thấp).
Công suất được ghi trên nhãn thông số của Amply là công suất trung bình tạo ra liên tục trong một khoảng thời gian. RMS là từ viết tắt của Root Mean Square có nghĩa là "trung bình nhân".

Tần số đáp ứng

Thông số tần số đáp ứng cung cấp thông tin về khoảng tần số đầu vào đảm bảo amply có thể hoạt động bình thường. Trừ những trường hợp đặc biệt, với những chiếc amply phổ biến hiện nay, dải tần số này thường dao động từ 20Hz đến 20kHz.
Với thông số này, nếu tần số đầu vào quá lớn (>20kHz) hoặc bị trùng tần số sẽ khiến ân thanh phát ra có hiện tượng hú, hét phá âm vô cùng chói tai.
Đồng nghĩa với việc này, nếu tần số đầu vào quá thấp (<20Hz) sẽ không có âm thanh được phát ra qua loa

Điện áp

Thông số điện áp là vô cùng quan trọng, nó quy định việc amply có thể hoạt động bình thường trong khoảng điện áp cho phép ổn định. Nếu điện áp chập chờn, cao hơn hoặc thấp hơn mức cho phép sẽ khiến amply không thể hoạt động hoặc chập cháy làm hỏng amply.
Trong trường hợp amply bị hỏng do điện áp, để tránh tình trạng hỏng hóc thêm nặng, đầu tiên, hãy ngắt điện amply và mang chúng ra cơ sở sửa chữa amply gần nhất để được tư vấn sửa chữa đúng cách.
  Xem thêm:

Chuyên Sửa Amply Pioneer Tại Hà Nội|Phục Vụ 24/7|0936.051.186

Cỡ chữ Dịch vụ sửa Amply Pioneer tại nhà Hà Nội, gọi 30 phút có thợ tới, cam kết 100% đúng giá không chặt chém, sửa không tốt không lấy tiền chính

Trở kháng ra

Các thông số về trở kháng thường được sử dụng khi nối loa vào amply bởi nó sẽ quyết định loa và amply có tương thích với nhau hay không. Thông thường, khi ghép nối loa vào amply, bạn nên chọn những loại có trở kháng khớp với nhau.
Nếu trong trường hợp bắt buộc phải ghép lệch trở kháng thì nếu trở kháng trên loa giảm một nửa thì công suất của amply phải tăng gấp đôi nếu muốn âm thanh phát ra có chất lượng tốt.

Độ lợi công suất

Tìm hiểu về các chỉ số amply
Tìm hiểu về các chỉ số amply

Độ lợi công suất (gain) được tính dựa trên tỷ số tính theo hàm logarit giữa công suất đầu vào và công suất đầu ra của amply, có đơn vị là dB. Độ lợi công suất thể hiện khả năng khuếch đại của amply.

Méo hài tổng

Méo hài tổng (THD) là chỉ số so sánh tổng hài các tần số giữa tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra sau khi qua amply. Nếu chỉ số này lớn sẽ gây ra tình trạng méo tiếng và làm giảm tính trung thực của âm thanh, vì vậy THD càng tháp thì amply càng phát ra âm thanh trung thực hơn. Thông thường THD nên nhỏ hơn 0.5%.

Hiệu suất

Khi cung cấp một công suất điện cho amply, sẽ chỉ một phần được khuếch đại ra thành âm thanh và tỷ lệ này gọi là Hiệu suất. Tùy theo nguyên lý mà hiệu suất âm thanh có thể dao động từ 10 - 90%.
  • Class A: Hiệu suất từ 10% - 25%
  • Class AB: Hiệu suất 35% - 50%
  • Class D: Hiệu suất 85% - 90%

OTL và OPT

OTL là viết tắt của Output Transformer Les (Không dùng biến thế xuất âm), được phát minh bởi một kỹ sư người Mỹ năm 1954, tuy nhiên khi bán dẫn ra đời, mạch OTL gần như biến mất và không được ai sử dụng do hiệu suất thấp, nhưng ngược lại OTL có dải băng thông cực rộng, có thể lên đến hàng trăm KHz. Trong những năm gần đây, OTL được sử dụng nhiều hơn trong các sản phẩm âm thanh Hi-end và được nhiều người yêu âm thanh trung thực đón nhận nồng nhiệt.
OPT (biến thế xuất âm) có tác dụng tạo ra các hài âm bậc chẵn, được khá nhiều tín đồ âm thanh ưa chuộng bởi nó khuếch đại tốt hơn những tiếng lóc cóc, leng keng và các chi tiết vi mô của bản nhạc.
Tùy vào từng dòng amply sẽ sử dụng các loại biến thế xuất âm khác nhau và phù hợp với từng sở thích khác nhau, nếu bạn muốn chọn amply cho gia đình mình thì cũng nên căn cứ vào điều này. Thông thường các loại amply OTL hiện nay đều thuộc dòng hi-end và có chi phí khá cao.
Trên đây là cách đọc một số thông số cơ bản trên Amply, nắm vững những thông số này sẽ giúp bạn sử dụng amply một cách hiệu quả hơn đồng thời cũng giúp hạn chế tình trạng phải mang amply đến cơ sở sửa chữa amply. Chúc các bạn một ngày làm việc vui vẻ!
Ý kiến bình luận
Bình luận

Đối tác - Khách hàng

  • Accuphase
  • Tannoy
  • Denon
  • Mcintosh
  • marantz
  • Lenben
  • luxman
  • jamo
AUDIOT-A.COM
  Địa chỉ: Số nhà 101e2, ngõ 16, khu tập thể Ho Việt Xô, phố Tây Kết, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội 
  Phone: 0936 051 186
  Email: [email protected]
  Website: http://audiot-a.com/